Tốt nghiệp ngành Dịch vụ pháp lý sinh viên có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức pháp luật nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các công việc mà cử nhân dịch vụ pháp lý có thể đảm nhận:
- Cơ quan nhà nước: làm việc tại các phòng, ban pháp chế, thanh tra, văn phòng thuộc tất cả các sở, ban, ngành, các cơ quan hành chính địa phương…
- Tổ chức xã hội: làm việc tại các tổ chức xã hội, đặc biệt là các tổ chức xã
hội – nghề nghiệp có liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ pháp lý như: Hội Luật gia, Đoàn Luật sư.
- Tổ chức kinh tế: làm việc ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế với trong bộ phận hỗ trợ, cố vấn pháp luật cho các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
Đặc biệt sinh viên ngành dịch vụ pháp lý ra trường có thể làm việc trong những đơn vị có liên quan trực tiếp đến dịch vụ pháp lý như: phòng công chứng, văn phòng luật sư, cán bộ tư pháp, hộ tịch, địa chính, nhà đất, toà án,…
1. Đối tượng, phương thức tuyển sinh
Nhà trường tổ chức xét tuyển ngành Dịch vụ Pháp lý cho 2 đối tượng thí sinh sau đây vào học hệ Cao đẳng Chính quy:
Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia do các cụm trường Đại học tổ chức và đạt ngưỡng điểm do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.
Cơ sở TPHCM:
Tác giả bài viết: https://tuyensinhdaotao24h.com/
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn