CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Thứ ba - 03/01/2023 21:32
Chúng ta từng nghe nhiều về khái niệm “Công tác xã hội”, nhất là những năm gần đây khi ngành Công tác xã hội trở thành 1 ngành nghề có vị trí quan trọng và được chú ý nhiều trong xã hội cũng như nền kinh tế.
Công tác xã hội là 1 ngành nghề với sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai … Hoạt động công tác xã hội vì vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu có những người cần được giúp đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội
Ngành Công Tác Xã Hội
Ngành Công Tác Xã Hội
1/Mục tiêu đào tạo
a. Kiến thức
  • Trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học cơ bản, hiện đại về chuyên ngành Công tác xã hội và những kỹ năng, nghiệp vụ thành thạo để tác nghiệp công tác xã hội trong các lĩnh vực, chuyên ngành Công tác xã hội trong các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể quần chúng; Công tác xã hội, An sinh xã hội và Phát triển cộng đồng, Công tác xã hội với trẻ em.
  • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong công việc và nghiên cứu.
  • Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.
b. Kỹ năng
  • Có kỹ năng cung ứng dịch vụ và làm công tác xã hội chuyên nghiệp tại các cơ sở và tổ chức xã hội, có kỹ năng làm việc theo nhóm hoặc làm việc độc lập trong các lĩnh vực khác nhau như: chính trị – xã hội, giáo dục, pháp luật, kinh tế, văn hoá – xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, dân số, sức khoẻ, truyền thông,…; nhằm hỗ trợ các nhóm người yếu thế, nhóm nguy cơ, nhóm dễ bị thương tổn.
  • Áp dụng tốt tiến trình giải quyết vấn đề cho thân chủ: cá nhân, nhóm, cộng đồng.
  • Biết áp dụng các kỹ năng: lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia, tham vấn, và viết phúc trình.
  • Thực hiện tốt các phương pháp CTXH: CTXH cá nhân, CTXH nhóm, Phát triển cộng đồng, Điều tra xã hội học.
  • Có kỹ năng tổ chức, liên kết tài nguyên trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề xã hội.
c. Thái độ
  • Thấm nhuần thế giới quan Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có đạo đức tốt, có lối sống và tác phong mẫu mực của người cán bộ, nhân viên công tác xã hội.
  • Nắm vững sứ mạng, mục đích, chức năng, quan điểm, giá trị của ngành CTXH.
  • Nắm vững và thực thi những quy định về đạo đức nghề nghiệp ngành CTXH.
  • Nhạy cảm văn hóa với các nền văn hóa khác nhau.
  • Nắm vững và thực thi những nguyên tắc thực hành nghề nghiệp CTXH trong tiến trình giải quyết vấn đề :b) Khuyến khích sự tham gia của thân chủ d) Cá nhân hóa – Đặc thù hóa (xem xét các khía cạnh đặc thù của từng cá nhân)f) Luôn ý thức về bản thân
2/. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội
Sinh viên ngành Công tác xã hội khi ra trường có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau. Bạn có thể đảm nhận những công việc cụ thể như sau:
  • Phát triển cộng đồng: Sinh viên khi ra trường có thể làm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ dự án phát triển cộng đồng, Trợ lí dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển.
  • Nhân viên công tác xã hội: Làm việc trong những cơ sở có liên quan tới việc trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi.
  • Nhà quản trị công tác xã hội: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Quản lí các mạng lưới công tác xã hội; Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung. Có cơ hội làm việc trong các Ban, Ngành soạn thảo, ban hành chính sách vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội.
  • Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng; Lên chương trình, nội dung kiến thức (phù hợp với mục đích, đối tượng của từng dự án, nhu cầu người học); Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo; Tham gia thực hiện đào tạo dự án; Lượng giá hoạt động đào tạo dự án.
  • Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…
  • Làm nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ti, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lí.
  • Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội như: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…
  • Cán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.
  • Hình Thức Tuyển Sinh
    I. Đối tượng, phương thức tuyển sinh
    Người học có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học cùng ngành hoặc khác ngành

    II.Hình Thức Đào Tạo
  • Online hết hợp Offline
  • Thời gian học linh hoạt
III. Hồ sơ gồm:
  • Phiếu đăng ký Xét tuyển :Theo mẫu của trường
  • Bằng tốt nghiệp THPT (Photo công chứng nếu có)
  • Học bạ THPT (Photo công chứng nếu có))
  • Bảng điểm, bằng tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại Học
  • Giấy khai sinh (Photo công chứng)
  • Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (Bản sao)
  • 02 Phong bì dán tem có ghi địa chỉ người nhận
  • 4 ảnh 3×4
IV/ Địa điểm nhận hồ sơ
Cơ sở Hà Nội:
  • Cơ sở 1: Số 2 Ngõ 181 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 6B Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở TPHCM:
  • Số 15/3 Đường 15, Kp.4, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, TPHCM
V/ LIÊN HỆ TUYỂN SINH
  • Điện thoại: 0981516363 - 0983539191
  • Email: phongtuyensinh.tctl@gmail.com
  • Website:  https://tuyensinhdaotao.net/
  • Tác giả bài viết: https://tuyensinhdaotao.net/


 
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây